LÊN THỰC ĐƠN ĂN DẶM CHO BÉ MỚI BẮT ĐẦU MẸ CẦN BIẾT

  -  

Thực đơn ăn dặm cho bé mới bắt đầu vô cùng quan trọng, bởi nếu mẹ không khéo léo sẽ dễ khiến bé chán ghét thức ăn và gây khó khăn cho chặng đường ăn dặm của bé sắp tới.

Mặc dù sữa mẹ rất giàu dưỡng chất cho sự phát triển của trẻ. Thế nhưng, theo các chuyên gia, từ 6 tháng tuổi trở đi, cơ thể bé cần nhiều hơn hàm lượng dinh dưỡng để phát triển toàn diện. Đồng thời, việc cho bé làm quen với thức ăn “lạ” ngoài sữa mẹ sẽ giúp bé phát triển kỹ năng nhai nuốt tốt hơn. Đó là lý do, mẹ cần cho bé ăn dặm và thường sẽ bắt đầu vào tháng thứ 6 (có bé sẽ ăn sớm hơn hoặc muộn hơn, tùy theo thể trạng). 
Tuy nhiên, vì trước đó bé chỉ quen với sữa mẹ. Chính vì thế, khi lên thực đơn ăn dặm cho bé mới bắt đầu, nếu chẳng may bé không hợp tác, mẹ sẽ gặp khá nhiều khó khăn. Do đó, mẹ cần trang bị những kiến thức cần thiết để hỗ trợ cho quá trình “làm quen” của bé trở nên dễ dàng hơn nhé.

7 NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG THỰC ĐƠN ĂN DẶM CHO BÉ MỚI BẮT ĐẦU, MẸ CẦN NHỚ.

Mỗi giai đoạn phát triển của bé sẽ gắn liền với những thay đổi nhất định, chính vì vậy, mẹ cần nắm rõ những thay đổi này để có sự điều chỉnh phù hợp trong quá trình lên thực đơn ăn dặm cho bé, đặc biệt là thời điểm mới “làm quen”. Dưới đây là một vài nguyên tắc mẹ cần ghi nhớ khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé mới bắt đầu.

thuc-don-an-dam-cho-be-moi-bat-dau

- Cần xác định rằng, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng dồi dào không thể thiếu cho bé trong 12 tháng đầu đời. Tùy theo giai đoạn, mẹ sẽ thay đổi lượng sữa cho bú. Đối với thời điểm mới bắt đầu, mẹ cần xác định, sữa mẹ vẫn là chính, thức ăn dặm chỉ để bé làm quen.
- Vì lúc này hệ tiêu hóa và dạ dày của bé còn non yếu. Chính vì vậy, đối với tất cả thức ăn mẹ nên xay nhuyễn và rây mịn, tránh tình trạng bé bị hóc, nghẹn, khó nuốt.
- Bữa ăn dặm chỉ là bữa phu, nghĩa là 1 bữa/ngày và mẹ không nên ép bé ăn quá nhiều. Khi bé lớn, mẹ sẽ tăng dần dần lượng thức ăn và bữa ăn.
- Không nêm gia vị vào thức ăn của bé
- Không sử dụng lòng trắng trứng, mật ong hay một số hải sản có vỏ cứng cho bé ăn trong 12 tháng đầu đời.
- Tùy theo phương pháp ăn dặm mà thức ăn dặm sẽ khác nhau. Nếu mẹ cho bé ăn theo kiểu truyền thống thì sẽ bắt đầu với bột ngọt (bột gạo pha với nước rau củ, sau đó là rau củ). Nếu mẹ áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật thì bé sẽ bắt đầu với món cháo loãng nấu theo tỷ lệ 1 gạo :10 nước. Nếu bé ăn dặm theo phương pháp tự chỉ huy thì sẽ là rau củ hấp chín cắt nhỏ cho bé gặm.
- Dù áp dụng phương pháp nào, mẹ tuyệt đối không ép bé ăn.

>>  THAM KHẢO : 30 THỰC ĐƠN ĂN DẶM TRUYỀN THỐNG CHO BÉ THEO TỪNG THÁNG TUỔI 

GỢI Ý THỰC ĐƠN ĂN DẶM CHO BÉ MỚI BẮT ĐẦU THEO TỪNG PHƯƠNG PHÁP

Thực đơn ăn dặm cho bé mới bắt đầu vừa dễ lại vừa khó. Dễ vì mẹ không phải chế biến quá cầu kỳ nhưng khó là nếu không khéo léo sẽ khiến bé chán ghét thức ăn, điều này sẽ là tiền đề xấu cho quá trình ăn dặm của bé. Dưới đây là một số món ăn dặm dành cho bé mới bắt đầu ăn dặm theo phương pháp truyền thống và kiểu Nhật, mẹ có thể tham khảo.

1/ Thực đơn ăn dặm cho bé mới bắt đầu theo phương pháp truyền thống

Bột gạo nấu với nước rau củ

Khi mới bắt đầu mẹ có thể sử dụng vài thìa bột gạo nấu với nước luộc rau củ (cà rốt, bí đỏ, đậu đũa, đậu cove..) cho bé dùng. Điều này giúp bé dễ thích nghi hơn.

Bột bí đỏ

Sau 1-2 bữa, mẹ cho bé dùng với các loại rau củ hấp chín, nghiền nhuyễn như bí đỏ, khoai lang, khoai tây… nấu với bột gạo, sau đó rây mịn cho bé dùng.

bot-bi-do-ch-be-an-dam

Bột trứng rau xanh

Khi bé làm quen được 2-3 bữa, mẹ có thể cho bé dùng lòng đỏ trứng gà nấu với bột mì và ít rau xanh nghiền nhuyễn, sau khi cháo chín thì rây mịn rồi cho bé dùng (bó xôi, rau cải, rau ngót..), mẹ nhớ chỉ sử dụng lá, không sử dụng cành, bẹ rau lúc này nhé.

Bột thịt heo

Sau khi bé làm quen với bột ngọt 2-3 tuần thì mẹ có thể chuyển sang bột mặn. Mẹ xay nhuyễn thịt, sau đó nấu chín với cháo, rây mịn cho bé dùng.

Bột gà, sườn, cá…

Khi bé được 7 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé dùng bột cá, heo, tim heo, bò… để tăng cường dinh dưỡng cho bé phát triển.

2/ Thực đơn ăn dặm cho bé mới bắt đầu kiểu Nhật

Khác với ăn dặm truyền thống, với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, bé sẽ làm quen với cháo nấu theo tỷ lệ 1 gạo : 10 nước.

Cháo bí đỏ

Mẹ dùng 5-10g cháo nấu loãng theo tỷ lệ 1 gạo : 10 nước (nước rau củ) đến khi cháo nhừ, nát. Sau đó cho 5g bí đỏ đã hấp chín vào nghiền nhuyễn, rây mịn rồi cho bé dùng.

thuc-don-an-dam-kieu-nhat-cho-be-9-thang-1

Súp khoai tây

Mẹ hấp chín 5g khoai tây rồi nghiền nhuyễn với 10g nước rau củ luộc.

Cháo cà rốt

Tương tự như cháo bí đỏ

Cháo bánh mì sữa chua

Mẹ dùng 1 miếng Sandwich bỏ phần rìa, xé nhỏ, nấu với nước đến khi nhừ thành dạng sệt thì cho bé dùng với sữa chua. Mẹ có thể áp dụng cách trên với món khoai tây trộn sữa.

Cháo cá

Mẹ dùng 5-10g thịt cá đã hấp chín, bỏ xương, lọc qua rây. Sau đó trộn với 5-10g cháo, 10-15g rau cải xay nhuyễn, lọc qua rây. Cháo nấu chín, sệt thì cho bé dùng. Thời gian sau đó mẹ có thể cho bé làm quen với thịt, cá và các loại hải sản khác.

Thực đơn ăn dặm cho bé mới bắt đầu không quá khó. Tuy nhiên nếu không khéo léo, ép bé ăn, mẹ dễ khiến bé chán ghét thức ăn từ sớm, biếng ăn, chỉ bú mẹ, vô tình khiến bé thiếu hụt nguồn dinh dưỡng, dẫn đến sụt cân, thậm chí là suy dinh dưỡng. Chính vì thế, mẹ cần hết sức chú ý để tránh hành trình ăn dặm của bé được bắt đầu suôn sẻ nhé.

>> THAM KHẢO : 100 ++ THỰC ĐƠN ĂN DẶM CHO BÉ MỖI NGÀY ĐẦY ĐỦ DINH DƯỠNG