Mẹo đắp mặt nạ cho da nhạy cảm 1

  -  

Làn da nhạy cảm khá là khó chiều. Bởi “nhạy cảm” nên bạn phải thật cẩn thận và tỉ mỉ trong việc lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da mặt. Mặt nạ cũng không ngoại lệ. Bài viết này giúp bạn có thể lựa chọn cho mình một loại mặt nạ phù hợp

1. Đặc điểm của da nhạy cảm

20 câu hỏi thường gặp về da nhạy cảm | Vinmec

Đây là loại da ngay cả đối với những chuyên gia cũng khó có thể chuẩn đoán. Bởi vì một lý do rất đơn giản: làn da nhạy cảm được xác định bởi những gì bản thân chúng ta cảm nhận, chứ không phải bởi những dấu hiệu bên ngoài da.
Từ cảm nhận của người phụ nữ, da nhạy cảm là một thực tế khiến họ phải lo ngại hàng ngày. Làn da cảm thấy ngứa ngáy, châm chích, nóng rát và căng kéo khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài, đồ ăn hay những sản phẩm chăm sóc da.
Từ góc nhìn của bác sĩ da liễu, da nhạy cảm có thể bị khô và nổi mẩn đỏ, nhưng biểu hiện của làn da là hoàn toàn bình thường.

Một số cấp độ của da nhạy cảm:

  • Nhạy cảm: dễ bị phản ứng khi môi trường thay đổi hoặc sử dụng mỹ phẩm.
  • Dễ bị mẩn đỏ: da mặt bị mẩn đỏ khi ăn một số loại thực phẩm nhất định, khi uống đồ uống có cồn hoặc khi môi trường thay đổi.
  • Dễ kích ứng: thường xuyên phản ứng với cả sản phẩm chăm sóc da và những nhân tố bên ngoài.
  • Viêm da cơ địa: thường bị các bệnh như viêm da eczema.
  • Dị ứng: phản ứng với các dị ứng nguyên trong các sản phẩm chăm sóc da hàng ngày và trong môi trường.

2. Cách đắp mặt nạ cho da nhạy cảm

Bước 1: Thử mặt nạ ra cổ tay

Thoa-kem-len-canh-tay-de-thu-kem | Blog Trị Nám

Đối với da nhạy cảm, không chỉ đối với mặt nạ mà bạn nên thử tất cả các loại mỹ phẩm ra vùng da tay trước khi sử dụng lên da mặt. Việc này giúp đảm bảo rằng bạn sẽ không bị dị ứng với sản phẩm và nếu có bị dị ứng thì cũng chỉ bị trên một vùng da nhỏ mà thôi, nên sẽ dễ điều trị hơn.

Các bước thử mặt nạ cho da nhạy cảm

  • Cho một chút tinh chất mặt nạ lên cổ tay hoặc phần khuỷu tay
  • Thoa đều và để trong khoảng 30 phút.
  • Sau 30 phút, rửa lại bằng nước mát.
  • Theo dõi các dấu hiệu xem da bạn có bị dị ứng không.

Nếu có những triệu chứng như: da bị mẩn đỏ, phát ban hay nổi mụn, ngứa, bong da, đau rát. Nếu gặp bất kỳ triệu trứng nào như buồn nôn, khó thở. Bạn phải ngừng sử dụng ngay lập tức và hỏi ý kiến chuyên gia y tế.

Bước 2: Tiến hành đắp mặt nạ cho da nhạy cảm

Review mặt nạ cho da nhạy cảm được ưa chuộng nhất trên thị trường

Đầu tiên, bạn luôn cần làm sạch da bằng: tẩy trang, sữa rửa mặt, tẩy da chết. Sau đó, bạn có thể xông hơi da mặt bằng máy xông hoặc tiến hành tự xông mặt ở nhà. Nếu có điều kiện hãy sử dụng với vài giọt tinh dầu. Việc này giúp da thư giãn, lỗ chân lông được giãn nở để hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.

Dùng bông tẩy trang thấm toner để lau nhẹ mặt. Khi da vẫn còn ẩm thì tiến hành đắp mặt nạ dưỡng da. Bạn có thể để mặt nạ trong tủ lạnh khoảng 10 phút trước khi dùng sử dụng. Vừa làm mát da lại tạo cảm giác sảng khoái dễ chịu.

Sau đó lấy miếng mặt nạ ra khỏi bao bì, nhẹ nhàng đắp lên mặt.  Dùng tay trải đều mặt nạ ở bên má, mũi, mắt và cằm. Dùng đầu ngón tay ấn nhẹ mặt nạ và vuốt cho mặt nạ khít với mặt.

Sau 7- 10 phút, dùng tay lật miếng mặt nạ lại. Chờ thêm 10 phút thì tháo mặt nạ xuống. Rồi dùng tay vỗ nhẹ hoặc massage mặt ở 2 bên má để dưỡng chất thẩm thấu vào da. Sau đó, rửa mặt lại với nước mát.

Bước 3: Chăm sóc da nhạy cảm sau khi đắp mặt nạ

Sử dụng kem dưỡng ẩm để khóa ẩm cho da tránh bị khô. Đây là bước bắt buộc giúp đảm bảo các dưỡng chất được giữ lại và da đủ ẩm để bảo vệ khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường. Nếu tình trạng da bị mụn, thâm nám, bạn có thể thoa serum đặc trị trước bước khóa ẩm để chăm sóc làn da.