Bệnh viêm giác mạc và cách điều trị tại nhà

  -  

Khi Herpes Simplex xuất hiện tại mắt thường nhiễm vào mí mắt, kết mạc. Tổn thương chỉ ở vùng mi và da quanh ổ mắt với những nốt mụn phỏng đỏ li ti. Viêm giác mạc do herpes là một bệnh nhiễm virus ở mắt. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ, nếu không được điều trị kịp thời thì có thể gây tổn hại nghiêm. Hiện nay, sử dụng thuốc nhỏ mắt trị viêm giác mạc do Herpes là cách được nhiều người ưa chuộng bởi tính tiện lợi, hiệu quả cao và dễ sử dụng. Tìm hiểu ngay bệnh viêm giác mạc và cách điều trị bằng thuốc nhỏ mắt tại nhà nhé.

NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH VIÊM GIÁC MẠC

Đôi nét về bệnh viêm giác mạc và cách điều trị

+ Viêm giác mạc do nhiều tác nhân gây ra và có nhiều dạng, phổ biến là do virus Herpes, do nấm hay do vi khuẩn. Với mỗi tác nhân gây bệnh khác nhau thì có cách điều trị và sử dụng thuốc khác nhau.

+ Trong đó viêm giác mạc do Herpes gây nên bởi virus Herpes (Herpes Simplex Virus – gọi tắt là HSV) gây ra hiện tượng thâm nhiễm tế bào viêm, hoại tử và tổn thương mất tổ chức giác mạc.

Viêm giác mạc do Herpes có các biểu hiện như: Đau nhức mắt, loét giác mạc, viêm nhu mô kẽ, viêm màng bồ đào viêm giác mạc hình đĩa… Để điều trị bệnh thì cần tiêu diệt virus kết hợp với việc điều trị các biểu hiện viêm loét, cụ thể:

+ Sử dụng thuốc ức chế tổng hợp acid nhân của virus đường uống hoặc tra mắt.

+ Sử dụng kết hợp các loại thuốc chống viêm, kháng sinh để chống bội nhiễm.

+ Bổ sung đầy chất đủ dinh dưỡng, nước và chất điện giải cho cơ thể.

+ Xử trí và tiến hành điều trị các biến chứng.

Viêm giác mạc do Herpes là bệnh khá phổ biến


Bệnh viêm giác mạc chấm

Viêm giác mạc chấm hay viêm giác mạc đốm do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Bệnh có thể gặp ở những người bị khô mắt, hở mi, nhiễm độc, hay xuất hiện ở bệnh nhân nhiễm virus Herpes hoặc Adeno.

Nguyên nhân gây viêm giác mạc chấm ảnh hưởng nhiều đến thời gian điều trị, cụ thể:

+ Viêm giác mạc chấm do virus Herpes: Nếu không chữa khỏi thì bệnh rất dễ tái phát, một khi bệnh tái phát nhiều lần sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn và để lại nhiều biến chứng xấu cho mắt.

+ Viêm giác mạc chấm do virus Adeno: Bệnh thường nhẹ, có thể tự lành và không gây ảnh hưởng quá nhiều đến mắt.

+ Viêm giác mạc chấm do hở mi, khô mắt, nhiễm độc: Chỉ cần điều trị khỏi thì có thể ngăn bệnh tái phát trở lại.

+ Viêm giác mạc mắt do Herpes khó điều trị và dễ tái phát hơn các bệnh khác, vì thế nếu nhận thấy những biểu hiện của bệnh viêm giác mạc do Herpes thì nên thăm khám ngày để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.


THUỐC UỐNG VÀ THUỐC NHỎ MẮT TRỊ VIÊM GIÁC MẠC


Điều trị đặc hiệu

Thuốc nhỏ mắt trị viêm giác mạc

Thuốc nhỏ mắt trị viêm giác mạc thường do 2 dạng là thuốc dạng nước và dạng mỡ:

Thuốc dạng nước: Được sử dụng rất phổ biến, với ưu điểm là dễ dùng, không ảnh hưởng đến thị lực; nhưng có nhược điểm là thời gian tồn tại ở bề mặt kết mạc và giác mạc ngắn.

Thuốc dạng mỡ: Ít kích thích cũng ít hấp thụ qua lệ đạo, bền vững hơn dạng thuốc nước và thời gian tồn tại ở mắt dài hơn nên số lần dùng thuốc ít hơn. Tuy nhiên, thuốc vẫn có nhược điểm là tạo thành một màng mỏng trước giác mạc khiến mắt nhìn bị mờ, dính lôn mi và thường gây viêm da tiếp xúc.

Một số loại thuốc nhỏ mắt trị viêm giác mạc do Herpes mà người bệnh có thể tham khảo và áp dụng:

Acyclovir 3%: Là thuốc dạng mỡ có tác dụng chọn lọc đối với các họ virus Herpes (Herpes Simplex, herpes zoster hay zona, virus EB), ít độc với những tế bào bình thường. Tra mắt 5 lần/ ngày hoặc theo chỉ định về liều dùng của chuyên gia.

Các loại thuốc nhỏ mắt trị viêm giác mạc do Herpes

Thuốc IDU (5 Iodo 2 Dezoxyuridin): Thuốc có dạng nước hoặc dạng mỡ, thuốc không ngấm sâu vào giác mạc nên thường được dùng với những tổn thương nông. Tra thuốc 5 lần/ ngày và không nên sử dụng quá 15 ngày vì có thể gây độc biểu mô giác mạc.

TFT (Trifluoro Thymidin): Thuốc có dạng nước hoặc dạng mỡ, có thể thấm sâu và nhanh vào giác mạc; sử dụng bằng cách tra thuốc 5 lần/ ngày.

Thuốc Vidarabin (Vira-A): Thuốc mỡ 3% thường sử dụng cho những trường hợp điều trị IDU không đạt kết quả hoặc viêm giác mạc do Herpes tái phát. Chỉ định về liều lượng sử dụng và liệu trình của thuốc tương tự như IDU. Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc là: rát mắt, kích thích nhẹ, chảy nước mắt, cương tụ kết mạc, cảm giác dị vật.

Thuốc uống trị viêm giác mạc

+ Sử dụng Acyclovir dạng viên hàm lượng 200mg (thường dùng hơn) và hàm lượng 800mg.

+ Uống 5 viên/ ngày, mỗi lần 1 viên; sử dụng trong vòng 7 – 10 ngày.


Điều trị bổ sung

Điều trị bổ sung viêm giác mạc do Herpes bằng các biện pháp sau:

+ Chống bội nhiễm: Tra mắt bằng các kháng sinh phổ rộng (tobramycin, ofloxacin), sử dụng 5 lần/ ngày.

+ Thuốc giãn đồng tử, liệt cơ thể mi: Dùng Atropin 1 – 4% tra mắt (khi có phản ứng màng bồ đào).

+ Thuốc chống viêm steroid: Sử dụng khi bị viêm giác mạc hình đĩa hoặc viêm nhu mô kẽ khi có phản ứng màng bồ đào. Thuốc corticoid dùng dạng tra mắt phải tuân thủ chỉ định và hướng dẫn của chuyên gia, thận trọng khi dùng và giảm liều dần khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.

+ Điện di dionin: Làm giảm thẩm lậu và hạn chế quá trình hình thành sẹo giác mạc.

+ Tăng bổ sung dinh dưỡng để chống lại tác nhân gây bệnh.

Sử dụng thuốc nhỏ mắt kết hợp thuốc uống để chống tái phát bệnh


Điều trị chống tái phát viêm giác mạc

+ Sử dụng Acyclovir dạng viên hàm lượng 200mg, uống 4 viên/ ngày chia thành 2 lần uống, sử dụng trong 1 – 2 năm để phòng ngừa bệnh tái phát.

+ Bên cạnh đó, người bệnh cần xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, bảo vệ tốt cho mắt và vệ sinh sạch sẽ để hạn chế nguy cơ bệnh tái phát.


CÁCH CHĂM SÓC VÀ LƯU Ý KHI ĐIỀU TRỊ VIÊM GIÁC MẠC TẠI NHÀ


Cách vệ sinh và chăm sóc mắt bị viêm giác mạc

Với những bệnh nhân bị viêm giác mạc dù điều trị tại nhà hay tại cơ sở y tế cũng đều cần biết cách chăm sóc và vệ sinh mắt tại nhà để bệnh nhanh khỏi và hạn chế các biến chứng nặng như mù lòa, rách giác mạc. Dưới đây là một số biện pháp vệ sinh và chăm sóc mắt:

+ Vệ sinh mắt cẩn thận, tránh để mắt bị nhiễm bẩn, không nên đi bơi ở bể bơi công cộng, mang kính bảo vệ khi đi ra đường hoặc ở những nơi có nhiều bụi bẩn.

+ Hạn chế sử dụng kính áp tròng, không đeo kính áp tròng trong thời gian dài và nên vệ sinh tay sạch sẽ trước khi đeo kính, vệ sinh mắt kính sạch sẽ bằng dung dịch chuyên dụng và vô khuẩn.

+ Không chạm tay hay dụi mắt khi tay bẩn; khi có dị vật ở mắt cũng không nên dùng tay dụi, hãy nhúng mắt vào nguồn nước sạch và chớp mắt liên tục để đẩy dị vật ra.

+ Rửa mắt, tra thuốc và uống thuốc theo chỉ định của chuyên gia, không tự ý sử dụng thuốc tra mắt. Khi dùng thuốc tra mắt, nên hạn chế chớp mắt để tăng thời gian lưu của thuốc trên mắt, giúp nâng cao hiệu quả điều trị.

+ Rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý, nhỏ liên tục và chớp mắt nhiều lần để nước chảy dần ra 2 bên khóe mắt, dùng khăn thấm sạch không để nước vương vãi ra xung quanh.


Lưu ý khi điều trị viêm giác mạc

Trong quá sử dụng các loại thuốc uống và thuốc nhỏ mắt trị viêm giác mạc, người bệnh cần lưu ý một số điều sau để giúp bệnh nhanh khỏi, cụ thể:

+ Để chưa khỏi và không tái phát viêm giác mạc, người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị của chuyên gia; dùng đúng thuốc, đúng liều và thời gian sử dụng.

Chườm bên ngoài mắt để làm dịu và giảm đau mắt

+ Làm dịu và giảm đau mắt bằng các phương pháp như: Chườm bên ngoài mắt bằng khăn lạnh, trà hoa cúc túi lọc, trà đen túi lọc, dưa chuột…

+ Không cần kiêng ăn loại thực phẩm nào, chỉ cần sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín.

+ Hạn chế sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn, các chất kích thích và thuốc lá.

+ Rửa mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lý; để mắt nghỉ ngơi, không xem tivi, ngồi máy tính hay chơi game quá nhiều để hạn chế mắt phải điều tiết nhiều.

Lời khuyên

+ Chuyên khoa Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu khuyến cáo, viêm giác mạc là bệnh không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến rách giác mạc hoặc mù lòa.

+ Vì thế, khi nhận thấy các biểu hiện bất thường ở mắt như: đau mắt, ngứa mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt nhiều, mắt nhìn mờ hay bị cộm… thì nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để chuyên gia thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.