Tin truoctrandau Indonesia, đây mới là "cạm bẫy"

  -  


Khi đối đầu với Thái Lan, Indonesia hay Singapore, U22 Việt Nam hoàn toàn xác định được phải nhập cuộc với tâm thế ra sao và mục tiêu thế nào.

Riêng trận đấu với U22 Lào vào ngày 28/11 lại là nơi thầy Park phải đứng trước quá nhiều phân vân: Quyết thắng và ghi nhiều bàn để tạo lợi thế hiệu số hay chỉ cố gắng giữ cách biệt vừa phải? Giữ chân các trụ cột hay sử dụng mọi quân bài mạnh nhất?

Trước tiên hãy nói đến U22 Lào. Ngoài lần lọt vào bán kết tại SEA Games 2009 trên sân nhà, Lào chưa từng vượt qua vòng bảng thêm lần nào khác. Nhưng đội bóng Đông Dương gần như luôn biết cách làm các ứng cử viên vô địch phải toát mồ hôi.
Không phải Thái Lan, Indonesia, đây mới là cạm bẫy làm đau đầu HLV Park Hang-seo nhất - Ảnh 1.

Nhớ lại SEA Games 2015, U23 Việt Nam khi ấy đang hừng hực tinh thần với những Công Phượng, Văn Toàn, Phi Sơn, Mạc Hồng Quân cũng chỉ thắng Lào sát nút 1-0 nhờ pha lập công từ chân hậu vệ Thanh Hiền.
Không phải Thái Lan, Indonesia, đây mới là cạm bẫy làm đau đầu HLV Park Hang-seo nhất - Ảnh 1.

Thanh Hiền giúp U23 Việt Nam có thắng lợi quý giá

2 năm trước, cả 2 đội lọt vào bán kết ở bảng A là Myanmar và Malaysia đều phải đến tận phút bù giờ mới ấn định được chiến thắng nhọc nhằn trước Lào. Tại SEA Games 2013, Singapore - một trong hai đội đầu bảng A - cũng bị Lào cầm chân với tỉ số 1-1.

Trở lại với SEA Games 2019, trận đấu với Lào là trận thứ hai của U22 Việt Nam. Ngay sau đó, đoàn quân áo đỏ bước vào chặng tourmalet với 3 đối thủ mạnh Indonesia, Singapore và Thái Lan.

HLV Park Hang-seo đương nhiên cần một chiến thắng để có lưng vốn. Nhưng ông cũng phải đảm bảo các trụ cột không bị chấn thương, thẻ phạt và không bị bào mòn quá nhiều thể lực.

Trên thực tế, với chỉ 20 cầu thủ, U22 Việt Nam không có nhiều lựa chọn về nhân sự như ở ĐTQG. Hơn nữa, một số vị trí như Quang Hải, Đỗ Hùng Dũng đã phải cày ải quá nhiều trong năm qua. Việt Nam và nhiều liên đoàn cũng từng đề xuất tăng số lượng cầu thủ lên nhưng không thành