Cách xử lý nước thải mực in đạt chuẩn QCVN

  -  
Nguồn gốc của nước thải mực in phát xuất chủ yếu từ quá trình sản xuất mực in các loại: mực in ruy băng, bột mực in, mực in dạng lỏng, mực in đặc, mực nhuộm,…và từ quá trình vệ sinh máy móc thiết bị trong nhà xưởng. Nước thải mực in có thành phần ô nhiễm gồm các hàm lượng: BOD, COD, SS và các độ màu.
Do chứa chất ô nhiễm cao đặc biệt là độ màu nên xu ly nuoc thai mực in phải dùng đến công nghệ xử lý hóa lý để loại bỏ triệt để các thành phần ô nhiễm.

Thuyết minh quy trình công nghệ xu ly nuoc thai muc in
Nước thải sản xuất mực in sẽ được đưa về hố thu gom. Trong hố thu gom sẽ được trang bị lưới tránh rác để giữ lại những rác thải rắn có kích thước lớn. Sau đó nước thải tiếp tục di chuyển qua bể keo tụ.
– Bể keo tụ
Tại bể này, người ta sẽ bơm định lượng dung dịch NaOH nhằm điều chỉnh độ pH của nước thải. Nước thải tiếp tục di chuyển đến bể tạo bông.
– Bể tạo bông
Tiếp tục hòa PAC và Polymer vào nước thải mực in để thúc đẩy quá trình tạo bông. Các máy khuấy tiến hành đảo chậm đều để các cặn bông nhỏ tiếp xúc với nhau tạo thành cặn bông lớn hơn. Kết dính những cặn bông nhỏ sẽ là điều kiện thuận lợi cho quá trình lắng.
– Bể lắng 1
Nước thải được dẫn đến bể lắng một tại đây diễn ra quá trình lắng. Những cặn bông lớn sẽ lắng xuống đáy được vận chuyển đến bể chứa bùn hóa lý tiếp tục xử lý. Lượng nước thải được đưa đến bể điều hòa.
– Bể điều hòa
Nhiệm vụ của bể điều hòa là chứa tập trung các nguồn nước thải đã xử lý sơ bộ và thực hiện điều hòa lưu lượng và nồng độ của nước thải. Tạo sự ổn định cho các giai đoạn xử lý tiếp theo, tránh trường hợp xử lý quá tải. Trong bể điều hòa nước thải sẽ được sục khí liên tục bởi máy thổi khí và hệ thống đĩa phân phối khí nhằm loại bỏ trường hợp yếm khí. Nước thải được bơm qua bể sinh học hiếu khí.
– Bể sinh học hiếu khí (Aerotank)
Tại đây nước thải được xử lý sinh học hiếu khí bằng bùn hoạt tính. Bể sinh học này có dòng chảy cùng chiều với dòng khí theo phương thẳng đứng từ dưới lên. Nhờ máy thổi khí các vi sinh vật tiếp nhận oxy chuyển hóa chất hữu cơ thành thức ăn. Ở môi trường hiếu khí, các vi sinh hiếu khí tiêu thụ chất hữu cơ để sinh trưởng phát triển tăng sinh khối và giảm thiểu lượng ô nhiễm có trong nước thải. Nước thải tiếp tục di chuyển đến bể lắng 2.
– Bể lắng 2
Bể lắng 2 thực hiện nhiệm vụ lắng các bông bùn vi sinh bắt nguồn từ quá trình sinh học và tiến hành tách bùn khỏi nước thải. Nước thải sau quá trình lắng có hàm lượng BOD, COD giảm 70-80%. Còn bùn lắng ở đáy được hút lên vận chuyển về bể chứa bùn thực hiện xử lý. Nước thải trước khi ra nguồn tiếp nhận đạt tiêu chuẩn  QCVN 40 – 2011/BTNMT (Cột B).
– Bể chứa bùn
Lượng bùn thu gom từ bể lắng được đưa về bể chứa bùn trước khi thải ra môi trường.
CTY TNHH XÂY DỰNG & CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG NAM NHẬT
☎ Hotline: 037 63 72 014- 036 69 36 999