Tìm hiểu chứng khô khớp

  -  
Khô khớp là hiện tượng các khớp khi vận động phát ra tiếng động lạo xạo hay lục khục. Đây là một triệu chứng của bệnh lý khớp. Khô khớp có thể chỉ biểu hiện đơn độc. Nhưng khô khớp cũng có thể kèm theo các triệu chứng khác của bệnh khớp như sưng, nóng, đỏ khớp, đau khớp, hạn chế vận động

Vì sao bị khô khớp?

Có 3 nguyên nhân chính gây chứng khô khớp là tổn thương sụn khớp, tổn thương xương dưới sụn và giảm tiết dịch khớp. Khi sụn khớp bị tổn thương, bề mặt khớp không còn trơn nhẵn nữa mà trở nên xù xì, thô ráp, lồi lõm. Theo thời gian, sụn khớp ngày càng mỏng đi, nứt nẻ..., để trơ lại lớp xương nằm bên dưới. Các ụ xương, gai xương xuất hiện trên bề mặt xương có thể cọ xát lên lớp màng xương ở các đầu xương, gây ra tiếng lạo xạo và kèm theo đau. Thoái hóa khớp là nguyên nhân chính dẫn đến khô khớp. Đây là một bệnh rất phổ biến, chiếm tỷ lệ 30% bệnh nhân khớp.

Những người hay mắc chứng khô khớp thường là: người trên 60 tuổi; những người trẻ tuổi không được cung cấp đủ vitamin và khoáng chất; ngoài ra, những người uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, những người béo phì, người thường xuyên phải lao động nặng do các khớp bị đè nén nhiều hay sự thay đổi hormon như estrogen... cũng dễ bị khô khớp.

Thật sự là khớp có bị khô hay không? Dịch nhầy trong khớp hay độ nhớt của khớp là do đâu?

Trong khớp của con người có chất acid hyaluronic với thành phần khoảng 3mg/ 1ml dịch khớp. Người ta ước tính một người 70kg sẽ có khoảng 15gam acid này.

Vai trò của acid này trong khớp nhằm tạo độ nhớt của dịch khớp giúp bôi trơn khớp và chống sốc. Khi chúng ta đi chậm dịch khớp có tác dụng bôi trơn, khi chúng ta đi nhanh dịch khớp có tác dụng chống sốc làm giảm áp lực lên sụn khớp giúp duy trì tuổi thọ sụn khớp. Ngoài ra acid hyaluronic còn có tác dụng kháng viêm bằng cách ức chế tác dụng của TNF- α, IL-1, dọn sạch các gốc tự do. Ngoài ra nó còn có tác dụng giảm đau bằng việc ức chế thụ thể gây đau nociceptor.

Chính vì vai trò quan trọng như vậy nên khi nồng độ acid này giảm xuống, ví dụ như trong trường hợp bị thoái hóa khớp, sẽ làm khớp bị lực tác động khi đi gây đau, khớp hay bị viêm biểu hiện bằng việc gối bị sưng rồi xẹp xuống nhiều lần. Mọi biện pháp tiêm chất nhờn chính là bước đầu cung cấp lại acid này cho dịch khớp, bước kế tiếp là thuốc đưa vào trong khớp phải được chế tạo làm sao để kích thích tế bào sụn khớp sinh ra acid này nhằm duy trì khả năng bảo về sụn khớp của acid hyaluronic.

Như vậy chúng ta thấy rằng việc lý luận ăn các thức ăn có chất nhớt như đậu bắp, ốc sên, ốc bươu hay lòng trắng trứng sẽ không thể tự nhiên đi vào trong khớp để trở thành acid hyaluronic.

Vậy hỏi ăn gì bổ khớp? Xin thưa với quý độc giả là cứ nên ăn uống bình thường đầy đủ chất bột, xơ, đạm… sẽ giúp cơ thể tự sửa chữa các tổn thương trong khớp. Cần chú ý chế độ ăn uống đừng theo kiểu ngon thì ăn quá mức còn đạm bạc thì nhịn đói vì như thế sẽ dễ làm tăng ký. Khi trọng lượng cơ thể tăng sẽ mau làm hư khớp gối hơn.

https://ton-thuong-khop-goi.blog ... chung-kho-khop.html
https://viem-bao-gan-ngon-tay.bl ... p-va-cach-chua.html