Cách hâm sữa mẹ không mất chất lại an toàn sạch sẽ

  -  
Sữa mẹ là một trong những nguồn dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của em bé trong những năm tháng đầu đời. Chính vì vậy, các vấn đề về cách bảo quản, lưu trữ và hâm sữa mẹ luôn rất được các mẹ bỉm quan tâm. Vậy cách hâm sữa mẹ như thế nào?  Mẹ hãy đọc ngay bài viết sau để biết cách hâm sữa mẹ cho đúng và các lưu ý khi hâm sữa mẹ.

Các cách hâm sữa mẹ nhanh nhất mẹ nên biết

Hiện nay, có hai cách hâm sữa an toàn, giữ dưỡng chất vốn có cho bé: Hâm sữa bằng nước ấm và hâm sữa bằng máy hâm sữa.  Cụ thể:

Cách hâm sữa mẹ sử dụng máy hâm sữa

Hâm nóng sữa mẹ với máy hâm sữa là cách làm đơn giản, tiện lợi và nhanh nhất hiện nay. Trên thị trường hiện đang có rất nhiều hãng gia dụng uy tín cung cấp các loại máy hâm sữa mẹ chất lượng. Mẹ có thể tìm mua loại máy phù hợp với nhu cầu sử dụng. Hãy đọc kỹ thông tin và hướng dẫn trên sản phẩm trước khi mua.

Khi sử dụng máy hâm sữa, chỉ cần đặt bình sữa vào thiết bị, sau đó đổ nước ở mức vạch đánh dấu và chọn mức nhiệt phù hợp là được.

>>Xem thêm: thuốc sắt cho phụ nữ sau sinh ngừa thiếu máu thiếu sắt

Cách hâm sữa mẹ dùng nước ấm không cần dùng máy

Hâm sữa mẹ đúng cách cũng có thể sử dụng nước ấm. Mẹ chỉ cần rã đông sữa từ ngăn đá, sau đó ngâm bình sữa trong một bát to nước ấm để hâm sữa là được. Lưu ý không nên dùng nước quá nóng bởi có thể khiến cho trẻ bú bị bỏng. Trong lúc ngâm sữa, mẹ không để nước rò rỉ bên trong làm ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ. Khi đã thấy sữa ấm trở lại, trước khi sử dụng nhớ lắc đều bình sữa để các tinh thể đá tan hết. Thử độ ấm của sữa và cho bé bú bình thường.

Cách hâm sữa mẹ không mất chất lại an toàn sạch sẽ

Để sữa mẹ bảo toàn được các chất dinh dưỡng, cha mẹ hãy tham khảo cách hâm sữa mẹ dưới đây:

Thực hiện hâm sữa mẹ để ngăn mát

Với những mẹ cho hâm sữa cho trẻ sơ sinh sử dụng được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, cách hâm sữa mẹ đúng cách như sau:
  • Đun ấm nước và đổ ra bát to với lượng nước vừa đủ.
  • Đựng sữa trong bình kín và đặt trong bát nước ấm.
  • Lắc nhẹ sữa sau khi đã cảm thấy đủ ấm để hòa tan hết chất béo có trong sữa.
  • Thử độ ấm trước khi cho trẻ dùng.

Thực hiện hâm sữa mẹ được trữ đông

Với sữa mẹ bảo quản trong tủ đông, ngăn đá tủ lạnh thì mẹ sẽ cần rã đông trước khi hâm nóng sữa mẹ. Cách rã đông như sau:
  • Lấy sữa từ ngăn trữ đông và để xuống ngăn mát tủ lạnh từ đêm hôm trước.
  • Đặt túi sữa trữ đông vào bát nước ấm để rã đông.
  • Thực hiện cách hâm sữa như trên.
  • Sau khi hâm nóng sữa, mẹ nên cho trẻ dùng ngay trong vòng 1 giờ đồng hồ để không làm sữa mất đi dinh dưỡng và hương vị ban đầu.
>>Xem thêm: thuốc DHA cho mẹ cho con bú loại nào tốt

4 sai lầm cần tránh khi hâm nóng sữa mẹ cần nhớ

Để đảm bảo được nhũng dưỡng chất vốn có trong sữa mẹ, khi hâm sữa mẹ cần tránh những điều sau:
  • Tránh hâm sữa ở nhiệt độ quá cao sẽ làm mất đi vitamin và các thành phần dinh dưỡng khác. Nhiệt độ phù hợp để hâm nóng sữa mẹ là 40 độ C.
  • Tránh hâm nóng sữa trong máy hâm sữa quá lâu. Mẹ nên nhớ, máy hâm sữa chỉ có thể bảo quản sữa trong 1 giờ đồng hồ.
  • Tránh hâm sữa lại nhiều lần, sữa đã hâm nóng chỉ nên dùng trong 1 giờ đồng hồ.
  • Tránh hâm sữa bằng lò vi sóng bởi nhiệt độ cao của lò vi sóng sẽ phá hủy các vitamin và kháng thể trong sữa.
Bên cạnh đó, quá trình hồi phục sức khỏe và nuôi con bằng sữa mẹ sau sinh, mẹ vẫn cần bổ sung canxi cho mẹ sau sinh cùng các vi chất sắt, DHA, vitamin và khoáng chất qua viên uống để sở hữu dòng sữa chất lượng, đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng của cơ thể mỗi ngày.


Hâm sữa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể là hoạt động thường ngày lặp đi lặp lại của nhiều ba mẹ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và bảo toàn chất lượng nguồn sữa cho bé yêu thì bạn sẽ cần trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn biết cách hâm sữa mẹ thật chuẩn và giúp bé thích uống hơn nhé!