Mách mẹ cách làm siro ho thảo dược cho trẻ sơ sinh bị ho

  -  

Mách mẹ cách làm siro ho thảo dược cho trẻ sơ sinh bị ho

Trẻ sơ sinh bị ho luôn là vấn đề quan trọng bố mẹ cần quan tâm. Bởi nếu như không theo dõi cẩn thận, bệnh dễ gây ra biến chứng nguy hiểm dẫn đến các bệnh như viêm phế quản, viêm phổi ở bé nhỏ. Chính vì vậy, mọi người có thể tham khảo nguyên nhân, cách giải mã tiếng ho và nằm lòng một vài phương pháp dân gian được tổng hợp trong bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân khiến bé bị ho

Theo các bác sĩ chuyên khoa, có 2 nguyên nhân chính dẫn đến bé bị ho như sau:

1.1 Do nhiễm khuẩn đường hô hấp trên

Hệ hô hấp trên bao gồm nhiều cơ quan nối thông với nhau như: tai, mũi, họng, xoang… Những cơ quan này tiếp xúc trực tiếp với môi trường, do vậy chúng rất nhạy cảm. Đặc biệt khi thời điểm giao thừa, các bé nhỏ lại càng dễ bị viêm.

Bệnh thường xảy ra với các em nhỏ có sức đề kháng kém, không được uống sữa bổ sung dinh dưỡng trong cơ thể.

1.2 Do nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới

Những bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới thường là: viêm phế quản, viêm phổi. Trẻ em chính là đối tượng thường bị virus, vi khuẩn tấn công do sức khỏe yếu. Khi trẻ mắc bệnh hô hấp dưới thường biến chứng sang suy hô hấp và có nguy cơ tử vong cao.

Do vậy mẹ cần tham khảo ngay các dấu hiệu nhận biết bệnh của con khi trẻ sơ sinh bị ho dưới đây. Từ đó mẹ bỉm sẽ có cách can thiệp kịp thời nhé.

2. Giải mã tiếng ho của trẻ thường gặp

Khi trẻ bị ho, mẹ cần theo dõi con cẩn thận để can thiệp kịp thời nếu bệnh chuyển nặng. Mẹ có thể giải mã tiếng ho của con để nắm bắt qua 3 dấu hiệu dưới đây.

2.1 Trẻ ho về đêm

Trẻ thường ho về đêm đa phần là do bé bị nhiễm lạnh. Lúc này mũi xoang bị viêm khiên dịch nhầy chảy xuống cổ họng kích thích làm con bị ho. Mọi người sẽ thấy biểu hiện là trẻ ho đỏ mặt, rúm người lại do các cơ bụng phải gồng lên kéo co. 

Từ đấy cơ hoàng sẽ bị đẩy lên để tống khứ đờm ra ngoài. Có nhiều bé thường bị nôn, nhưng mẹ yên tâm! Con nôn ra thì đờm mới có thể đẩy được ra ngoài nhanh chóng. Mọi người cần hết sức lưu ý tư thế nôn cho con nằm nghiêng để không bị chảy vào tai hay xộc lên mũi.

Bên cạnh đó, những bé bị hen cũng thường xuyên ho về đêm. Bởi lúc này đường thở của con có khuynh hướng dễ nhạy cảm và kích ứng về ban đêm. Biểu hiện lúc này là con thường xuyên có cơn hen dày và kéo dài liên tục.

2.2 Trẻ ho có đờm

Ho là hiện tượng tốt giúp con đẩy hết vi khuẩn ra ngoài. Ho có đờm thường khiến bé khó chịu, trong cổ họng có đờm gây cản trở vấn đề hô hấp ở trẻ.

Những nguyên nhân gây ra tình trạng này thường là con bị cảm lạnh, bị viêm amidan, viêm họng... Hoặc con bị viêm mũi sẽ có dịch chảy xuống gây ho.

Mẹ cần làm lúc này là vệ sinh mũi, họng cho con bằng dung dịch NaCl 0.9%. Tuyệt đối mẹ không được tự ý rửa mũi theo các video hướng dẫn trên mạng. Bởi nếu mẹ không biết cách sẽ vô tình gây bội nhiễm và dẫn đến các bệnh như: viêm tai giữa.

Sau đó, mọi người cần cho con thăm khám bác sĩ để kiểm tra tình trạng bệnh. Từ đó sử dụng thuốc theo đơn bác sĩ để đảm bảo an toàn cho con. 

2.3 Trẻ bị ho khan

Khi bé bị ho từng cơn nhưng không có dịch đờm thường là lúc con bị viêm đường hô hấp trên. Lúc này trẻ sẽ bị cảm lạnh hoặc cúm. Nguyên nhân là do con thường sống ở môi trường ô nhiễm, hít phải khói độc.

Nếu nhà bạn có người hút thuốc thì tình trạng này sẽ gặp phải thường xuyên. Vì vậy cách khắc phục là mẹ cho con đeo khẩu trang và yêu cầu người nhà không hút thuốc gần bé.

Ngoài ra, mẹ cũng phải hết sức cẩn thận với căn bệnh viêm phổi và viêm phế quản. Lúc này mẹ cần quan tâm đến các diễn biến bệnh của con để thăm khám trong thời gian sớm nhất.

Để hạn chế tối đa những nguy hiểm biến chứng, tốt nhất khi con mới chớm bị 1 trong 3 dấu hiệu trên, mẹ hãy áp dụng mẹo dân gian. Mọi người tham khảo 3 gợi ý dưới đây để áp dụng trong thời gian sớm nhất.